- Tiểu sử ca sĩ Quang Linh
- Quang Linh quê ở đâu?
- Quang Linh sinh năm bao nhiêu?
- Quang Linh tên thật là gì?
- Cuộc đời và sự nghiệp của Quang Linh
- Xóm nhỏ ngày xưa nuối giấc mơ trở thành ca sĩ của Quang Linh
- Ca Huế chính là nguồn sữa mẹ.
- Đời tư ca sĩ Quang Linh
- Quang Linh hát một bài mua được 4 căn nhà mặt tiền
- Quang Linh một thời vướng phải scandal bị đồng tính
Tiểu sử ca sĩ Quang Linh – Quang Linh được đánh giá “có một nét duyên rất lạ, vừa trầm tư kiểu Huế, vừa hài hước kiểu Hà Nội”.
Quang Linh không có ưu thế ngoại hình nhưng bù lại, anh được trời ban cho chất giọng ngọt ngào, đặc biệt là trong các các ca khúc dân ca .
Những bài hát thành công của Quang Linh có thể có đến như Chim sáo ngày xưa, Thuở ban đầu, Yêu nhau – Ghét nhau, Con gái bây giờ, Ngả nón trông theo, Huế thương, Ca dao em và tôi, Gửi người em gái…
Tiểu sử ca sĩ Quang Linh
Quang Linh quê ở đâu?
Quang Linh quê ở Quảng Trị .
Quang Linh sinh năm bao nhiêu?
Quang Linh sinh ngày 1 tháng 9 năm 1965, tính đến nay đã 52 tuổi.
Quang Linh tên thật là gì?
Quang Linh tên thật là Lê Quang Linh.
Cuộc đời và sự nghiệp của Quang Linh
Thuở nhỏ, Quang Linh đã thích hát, đã sinh hoạt rất say mê ở Nhà Thiếu nhi, nhưng mãi đến năm 19 tuổi, anh mới quyết định đi vào con đường văn nghệ.
Lúc đầu Quang Linh hát nghiệp dư ở Nhà Văn hoá Thanh niên Huế rồi tham gia Đoàn Ca nhạc Xung kích. Năm 1990, Quang Linh đoạt giải nhất Giọng hát hay khu vực miền Trung với hai ca khúc Ngẫu hứng lý qua cầu (Trần Tiến) và Gửi Huế (Huy Phương)
Anh cũng may mắn được giảng viên Lô Thanh ở Nhạc viện Huế chỉ dạy một số kỹ thuật căn bản và được thầy giới thiệu cho bầu show Vũ Ân Khoa.
Từ đó, Quang Linh trở thành một ca sĩ chạy show khắp các tỉnh phía Bắc, là hạt nhân quan trọng trong các chương trình ca nhạc và đến đầu năm 1996, thì được mời về cộng tác chính thức với Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long (Hà Nội).
Quang Linh không có ưu thế ngoại hình, nhưng bù lại, anh được trời ban cho chất giọng khá ngọt ngào đặc biệt là đối với các ca khúc dân ca.
Những bài hát thành công của Quang Linh có thể kể: Chim sáo ngày xưa, Thuở ban đầu (Nhất Sinh), Yêu nhau – ghét nhau (Vy Nhật Tảo), Con gái bây giờ (Quốc Hùng), Tiếng hát chim đa đa, Xin đừng trách đa đa (Võ Đông Điền), Huế thương, Ca dao em và tôi (An Thuyên), Gửi người em gái (Đoàn Chuẩn)…
Giữa những ồn ào, sôi động của dòng nhạc thị trường, chàng ca sĩ gốc Huế vẫn âm thầm theo đuổi những ca khúc mang đậm chất dân ca.
Anh tâm sự, dòng nhạc quê hương đã trở thành máu thịt của mình, bởi vậy cho dù có đơn thương độc mã giữa bầu trời âm nhạc, Quang Linh vẫn không thể dứt bỏ.
Xóm nhỏ ngày xưa nuối giấc mơ trở thành ca sĩ của Quang Linh
Chiều chiều có một cậu học trò mình trần quần đùi, tay ôm guitar, tay đưa nôi hát ru cháu ngủ. Tiếng hát vang xa cả xóm, quen thuộc đến nỗi hôm nào cậu có việc bận, bọn trẻ con chơi trước ngõ lại cứ ngóng tai chờ.
Rèn giọng bằng tiếng ru nôi.- Quang Linh là con thứ sáu trong gia đình có bảy anh chị em. Nhà nghèo nên tất cả đều phải lao động sớm.
Cậu học trò Quang Linh vừa lo chuyện học, vừa đảm trách chuyện chợ búa, cơm nước, giặt giũ cho cả nhà, chăm sóc cháu nhỏ cho chị gái đi làm, nuôi thêm một đàn heo bốn con béo tốt, vậy mà cậu vẫn luôn là học trò giỏi.
Nhưng niềm vui nhất của Quang Linh hồi ấy là được cùng người anh thứ hai – Quang Sơn và người chị thứ tư – Ngọc Bích (lúc đó đã là ca sĩ ở Huế) làm thành một “ban tam ca” hòa giọng vào những lúc rảnh rỗi.
Một lần, anh phụ trách Nhà Văn hóa Lao động đến nhà gọi ca sĩ Quang Sơn đến hát gấp cho một chương trình văn nghệ tại đây nhưng ca sĩ đi vắng. Người phụ trách – vốn từng nghe Quang Linh hát ru cháu – bèn nhờ Quang Linh đi thay.
Tuy rất sợ vì chưa hát sân khấu bao giờ nhưng thấy anh phụ trách nài nỉ quá nên Quang Linh nhận lời, chẳng ngờ được khán giả cổ vũ nồng nhiệt. Thế nhưng, sau khi biết chuyện, cậu em bị ông anh ca sĩ cảnh cáo: “Ở nhà lo học hành đi, đừng ham hát hò mà khổ!”.
Bởi vì tiền cát sê ca sĩ lúc ấy rất thấp, một buổi diễn có khi chỉ đủ ăn vài cái hột vịt lộn! Nhưng rồi có một nhóm bạn chơi nhạc chuẩn bị tham gia “Cuộc thi các ban nhạc hay” cần một giọng hát chính đến rủ Quang Linh.
Kết quả là ban nhạc đó đoạt giải ban nhạc hay nhất, còn Quang Linh được các bạn khen một câu “Hát có hồn ghê hỉ!”.
Nghe lời anh chị, sau khi tốt nghiệp cấp ba, Quang Linh theo học Trường Trung cấp Ngân hàng và làm việc tại Ngân hàng Công thương Huế.
Và rồi tại đây, người ta tổ chức hội diễn văn nghệ phong trào, Quang Linh liền giật giải với hai ca khúc: Huế – tình yêu của tôi và Bác Hồ – một tình yêu bao la.
Rồi khi, có “Cuộc thi giọng hát hay miền Trung” tổ chức tại Huế, bạn bè đồng nghiệp ở ngân hàng lại xúi giọng ca vàng của đơn vị mình đi thi, kết cuộc Quang Linh đoạt giải nhất với hai bài hát: Gửi Huế và Ngẫu hứng lý qua cầu
Cuộc đời Quang Linh tưởng sẽ gắn bó yên ổn mãi với nghề nhân viên ngân hàng nếu như giảng viên Lô Thanh (Trường Âm nhạc Huế) không nhiệt tình giới thiệu học trò (nghiệp dư) mình đến “Nhạc hội Gala ba miền” tổ chức tại Hà Nội năm 1990.
Tại đây, Quang Linh được tiếp xúc, gần gũi với nhiều ca sĩ ngôi sao thời ấy như Ái Vân, Ngọc Tân,… và nhất là được đông đảo khán giả cổ vũ.
Không khí rộn ràng và những tràng pháo tay nồng nhiệt ở các đêm gala đã khiến cho Quang Linh không thể ngồi yên ở ngân hàng được nữa. Anh quyết định đi theo con đường ca sĩ chuyên nghiệp.
Ca Huế chính là nguồn sữa mẹ.
Rời Huế, Quang Linh ra Hà Nội, thuê một phòng trọ, bắt đầu cuộc hành trình mới. Anh tham gia tích cực như một thành viên của Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long. Nhưng TPHCM mới là nơi album giọng ca Quang Linh được tiêu thụ mạnh nhất.
Những chuyến bay đi đi về về đến chóng mặt để rồi năm 1997, Quang Linh quyết định chuyển hẳn vào TPHCM sau sáu năm tạm cư ở Hà Nội.
Có thể nói Quang Linh hiện nay là ca sĩ duy nhất theo dòng nhạc âm hưởng dân ca có chương trình riêng ở các phòng trà tại TPHCM và là một trong những ca sĩ được mời hát ở hải ngoại nhiều nhất.
Việt kiều ở bất cứ đâu, nghe có Quang Linh là yêu cầu được nghe dân ca. Con đường này anh đã tự vạch ra cho mình khi khoác ba lô rời Huế.
Ở xa nhìn về, anh thấy khuôn mặt của quê hương rõ hơn, sáng hơn và cũng ngọt ngào hơn với vốn liếng có được từ những đêm đắm mình ở Câu lạc bộ ca Huế bên những nghệ sĩ Ái Hoa, Chiêu Dinh, Thúy Vân…
Quang Linh lấy làm tự hào vì là người “sống được đàng hoàng” bằng dòng nhạc không phải hip hop thời thượng. Với anh, đi hát trước hết là để được hát, được mang lại cảm xúc cho chính mình và hạnh phúc vì được có người nghe.
Cuộc sống khó khăn ngày xưa không cho anh dám mơ ước gì hơn ngoài một công việc ổn định, đủ ăn đủ mặc. “Nếu số phận không lái thì bây giờ có khi Quang Linh đã thành một người nấu ăn đám cưới” – anh cười nhớ lại.
Bây giờ đã thành “sao”, đã mua được nhà ở TPHCM, anh vẫn sống tình cảm thủy chung như xưa với chính mình và với bạn bè, người thân.
Chưa tìm được ai sẻ chia cuộc đời nên anh một mình làm tất cả mọi việc. Rời sân khấu, về nhà, anh vẫn là đứa con nhỏ của một gia đình nặng phong cách Huế: thường nhận lời răn dạy hơn là lời khen.
Đời tư ca sĩ Quang Linh
52 tuổi nhưng Quang Linh vẫn còn “lẻ bóng một mình. Quang Linh là người khá kín tiếng, nên ít tai biết chuyện tình yêu của anh .
Quang Linh hát một bài mua được 4 căn nhà mặt tiền
Theo như ca sĩ Thu Phương giới thiệu trong một chương trình thì Quang Linh được gọi là ca sĩ “đại gia” bởi anh chỉ hát một bài đã mua được 4 căn nhà mặt tiền.
Hiện nay, Quang Linh vắng bóng hẳn trong làng nhạc Việt và có cuộc sống khá bình lặng. Chàng ca sĩ gốc Huế vẫn đi hát đều đặn trong nước và hải ngoại nhưng tránh xa những ồn ào trên truyền thông như thời gian như scandal liên quan tới vụ kiện tình – tiền hay tin đồn giới tính.
Tuy không còn sức hút như trước bởi dòng nhạc trữ tình bị nhạc thị trường lấn át nhưng Quang Linh vẫn khẳng định tên tuổi của mình trong nghiệp ca hát với cát xê “khủng”.
Nếu như Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm, Hồ Ngọc Hà,… là những ca sĩ gây sốt với cát xê cao ngất ngưởng thì Quang Linh cũng chẳng kém cạnh gì.
Theo lời giới thiệu của ca sĩ Thu Phương trong một đêm nhạc thì ca sĩ Quang Linh được mệnh danh là ca sĩ “đại gia” bởi anh chỉ cần hát một bài có thể mua được 4 căn nhà mặt tiền ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, nữ ca sĩ Thu Phương cũng tỏ ra ghen tỵ với giọng ca đến từ Huế bởi cô cũng có bài hát “tủ” và được mọi người yêu mến nhưng ca khúc “tủ” đó không giúp Thu Phương mua được nhà.
Trong khi đó, ca sĩ Quang Linh chỉ cần hát một bài hát “tủ” Thao thức vì em mà anh đã mua được hẳn 4 ngôi nhà.
“Có một người có một bài mà mua 4 nhà. Mà không những vậy còn là nhà mặt tiền. Nhà ở Việt Nam mặt tiền còn kinh doanh không giống ở đây nhà mặt tiền mà không ai kinh doanh. Chỉ có một bài “Em ơi suốt đêm thao thức vì em” và chỉ cần có 4 câu “Em biết cho chăng” là có 4 cái nhà.
Bao nhiêu chương trình, bao nhiêu tỉnh thành ở đâu cũng phải mời anh và ở đâu cũng phải hát bài đấy. Cứ “anh biết cho chăng” là 4 căn nhà thì không phải đại gia thì là gì ạ”, Thu Phương chia sẻ trong một chương trình.
Không những vậy, nữ ca sĩ cũng có những chia sẻ hài hước và cho biết ca sĩ Quang Linh là “đại gia” đi hát, vì vậy việc bán CD của anh chỉ là để giới thiệu giọng ca của mình đến với khán giả chứ không phải mục đích bán kiếm tiền. Nên nhiều khi anh bán một CD còn kèm tặng cả một CD nữa.
Quang Linh một thời vướng phải scandal bị đồng tính
Ca sĩ Quang Linh một thời bị scandal liên quan tới vụ kiện tiền – tình và vô số tin đồn giới tính. Quang Linh bị vướng phải tin đồn đồng tính, anh không đủ sức mạnh để chống chọi lại với tin đồn nay.
Đau đớn hơn là người ta còn vu khống cho Quang Linh đê mê ở những cuộc tình đồng tính: “Người ta đồn rằng, tại căn nhà anh mua và sống ở Hà Nội, Quang Linh sống cùng chàng tình nhân của mình. Rồi một ngày, chàng Sở Khanh cuỗm hết tài sản của ca sĩ nổi tiếng và biến mất.”
Quang Linh cũng chọn cách im lặng trước những lời đồn thổi, anh âm thầm thu vén công việc và lấy vợ để thiên hạ tự biết thế nào là giới tính của một người đàn ông.
Cũng từ đấy người ta không thấy một Quang Linh lên báo tâm sự chuyện đời, chuyện nghề, để mưu cầu sự bình yên, để người ta không soi mói vào đời sống của anh. Quang Linh của ngày hôm nay, chỉ là ở trên sân khấu, với những ca khúc và không có bất kỳ câu chuyện nào khác.
Ý kiến bạn đọc (0)