Thị Trường

Các Loại Phí Trong Logistics Quan Trọng Cần Biết Khi Vận Chuyển Quốc Tế

1603

Khi xuất hoặc nhập một lô hàng quốc tế, có rất nhiều loại phí phải bỏ ra cho quá trình thông thương. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ hết các loại phí trong logistics này, dẫn đến lúng túng khi phát sinh chi phí, đặc biệt với doanh nghiệp mới. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê và giải thích 10 loại phí thông dụng cho một lô hàng quốc tế.

Phí THC – Terminal Handling Charge

THC là viết tắt của từ Terminal Handling Charge, được hiểu là phụ phí xếp dỡ tại cảng. Khi container đến cảng, cần phải thực hiện nhiều hoạt dộng như: xếp dở hàng từ trên tàu xuống, vận chuyển từ cảng đến bãi đậu,… Phí THC là được thu trên mỗi container để phục vụ cho các hoạt động như vậy. Trong đó bao gồm phí bến bãi, phí quản lý của cảng và phí thuê nhân công.

Phí AMS – Advanced Manifest System fee

AMS là viết tắt của từ Advanced Manifest System fee, đây là loại phí dành riêng cho các hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. AMS thực chất là một loại thủ tục khai báo hàng hóa, hải quan Mỹ yêu cầu hãng tàu phải cung cấp đầy đủ thông tin manifest của lô hàng đó. Bao gồm: tên hàng hóa, số lượng, thông tin người bán và người mua lô hàng này, cảng đi và cảng đến,… Theo quy định của hải quan Mỹ, các thông tin manifest này phải được hãng tàu cung cấp chậm nhất 24 giờ trước khi hàng hóa được đưa lên tàu.

Hiện nay, mức thu của phí AMS được áp dụng là 25 USD / vận đơn. Tuy nhiên, nếu hãng tàu khai báo manifest trễ có thể sẽ phải chịu phí phạt của hải quan Mỹ lên đến 5.000 USD/ lô hàng.

Phí Handling – Handling fee

Phí handling là loại phụ phí xử lý hàng hóa do hãng tàu hoặc forwarder đặt ra. Có thể hiểu rằng, trong quá trình khai báo manifest, phát hành D/O, B/L,… cho lô hàng, các hãng tàu hoặc forwarder này sẽ làm việc với đại lý của họ ở nước ngoài để giúp hoàn thành các thủ tục nhanh chóng hơn. Như vậy, họ phải trả cho các đại lý ở nước ngoài này một khoản tiền để làm điều này. Việc thu phí handling từ shipper hoặc consignee nhằm để bù đắp chi phí đã chi để duy trì mạng lưới đại lý của forwarder trên toàn thế giới.

Phí D/O -Delivery Order fee

D/O được hiểu là Lệnh giao hàng, một loại chứng từ do hãng tàu phát hành cho chủ hàng hoặc shiper. Để lấy hàng khỏi bãi khi container cập bến, chủ hàng muốn lấy hàng phải có chứng từ này trình lên cơ quan giám sát hàng hóa. Họ sẽ đối chiếu các thông tin đơn hàng đã trùng khớp hay chưa mới tiến hành giao cho consignee.

Để được phát hành D/O, người chủ đơn hàng phải nộp một khoản phí nhất định cho hãng tàu hoặc forwarder. Phí này được gọi là phí D/O – Delivery Order fee.

Phí chứng từ – Documentation fee

Phí chứng từ là loại phí để soạn thảo và phát hành các chứng từ trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa cũng như thương mại quốc tế. Các chi phí sẽ được tính vào DOC fee bao gồm:

  • Phí Courier: Là phí chuyển chứng từ đề đối với vận đơn gốc.
  • Phí Amendment: Đây là chi phí phát sinh khi các chứng từ vận đơn bị sai sót cần chỉnh sửa. Khoản chi phí này ít hay nhiều sẽ dựa trên tình hình thực tế khi sai sót được phát hiện trước nhập cảng hay sau nhập cảng. Ngoài ra, mỗi khu vực, quốc gia sẽ có những quy định riêng về khoản phí DOC fee này.
  • Phí Telex release: Đây là phí điện thông báo cho shipper dựa trên thông tin vận đơn đã được cấp.

Phí B/L – Bill of Lading fee

B/L là vận đơn đường biển, một loại chứng từ phát hành bởi hãng tàu hoặc forwarder để xác nhận việc đã nhận hàng từ người gửi và vận chuyển hàng từ cảng đi đến cảng đích. Phí B/L là loại phụ phí hãng tàu thu để phát hành vận đơn đường biển. Trong vận đơn sẽ kê khai đầy đủ các thông tin cần thiết bao gồm: người gửi, người nhận, số container, số seal,… Trong trường hợp chỉ lấy hóa đơn gốc thì chỉ cần nộp phí Bill fee. Nếu cần làm telex release thì người gửi phải đóng thêm khoản phí telex tương ứng.

Phí CFS – Container Freight Station fee

Phí CFS là loại phí được áp dụng cho lô hàng lẻ. Mỗi khi có một lô hàng lẻ thì sẽ phát sinh đóng hàng hóa từ kho hàng lẻ vào container để vận chuyển đi. Sau đó khi tàu cập bến còn cần bốc dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hàng lẻ CFS. Các hoạt đồng này đều cần phải trả phí, gọi là phí CFS.

Phí BAF và EBS

Phí BAF là phụ phí mà hãng tàu thu thêm khi có sự biến động giá nhiên nhiên, cụ thể ở đây là giá dầu. Sau sự kiện “cú sốc dầu lửa” năm 1971, giá dầu tăng vọt với biên độ lớn khiến các hãng vận tải phát sinh quá nhiều chi phí. Từ đó, khoản chi phí này được áp dụng cho đến ngày nay. Hiện nay, phụ phí BAF được áp dụng khi giá nhiên liệu biến động do các bất ổn khách quan xảy ra từ nhiều yếu tố.

Ngoài ra, cần phân biệt giữa BAF và EBS. Đây đều là 2 khoản phụ phí phải thu do biến động giá nhiên liệu. Nhưng khác biệt ở chỗ BAF dùng cho hàng hóa vận chuyển trên tuyến đường biển đi Châu Âu. Còn EBS dùng trên tuyến Châu Á.

Phí CIC -Container Imbalance Charge)

Phí CIC được hiểu là phí mất cân bằng container. Đây là khoản phí xuất hiện tại các quốc gia có sự mất cân bằng giữa nhập khẩu và xuất khẩu. Đây là chi phí mà các hãng tàu thu để vận chuyển các container rỗng từ nơi thừa container đến nơi thiếu container để đóng hàng.

Các quốc gia nhập siêu như Việt Nam, EU, Mỹ,… thì sau khi nhập hàng sẽ có hàng loạt container rỗng phải vận chuyển trở về quốc gia xuất. Ngược lại, các nước xuất siêu như Trung Quốc, Ấn Độ,… cần rất nhiều container rỗng để đóng hàng xuất khẩu. Chi phí vận chuyển qua lại các container không chứa hàng này cũng gây tổn thất lớn cho các doanh nghiệp

Phí chạy điện

Khi có những đơn hàng cần bảo quản lạnh, cần phải cắm điện để duy trì nhiệt độ lạnh cho hàng hóa bên trong. Chi phí chạy điện phát sinh này là khoản phí thu thêm trên mỗi chiếc container. Tuy nhiên, chi phí này chỉ áp dụng cho đơn hàng lạnh và chạy container lạnh tại cảng.

Hiểu rõ các khoản phụ phí trong vận chuyển hàng hóa quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó với những phát sinh. Trên thực tế, các loại phí trong logistics còn có rất nhiều. Qua bài viết trên, Cogoport đã đề cập đến 10 khoản phí thông dụng nhất. Để các doanh nghiệp không phải lúng túng khi không hiểu rõ luật hay các khoản phí phát sinh, hãy liên hệ Cogoport để được tư vấn đầy đủ và chi tiết. Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong ngành vận tải quốc tế, chúng tôi sẵn sàng mang đến giải pháp logistics toàn diện cho doanh nghiệp Việt Nam.

5 ( 1 bình chọn )

Adoreyou.vn

https://adoreyou.vn
Cùng nhau tìm hiểu về cách làm đẹp, thời trang, chăm sóc bản thân và gia đình cùng Adoreyou vn để trở thành một cô gái quyến rũ bạn nhé!

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm